Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hương Thọ: Tập huấn quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Ngày cập nhật 09/08/2022
Ảnh tập huấn

Thực hiện Công văn số 21/TB-GCF ngày 06/7/2022  của ban quản lý dự án GCF tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Tập huấn quản lý rủi ro thiên tai - dựa  vào Cộng đồng năm 2022 tại các xã trong khuôn khổ dự án GCF” 

được sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, hôm nay xã Hương Thọ chúng ta phối hợp với Trung tâm phát triển Nông thôn miền Trung - Đại học Nông Lâm Huế tổ chức khóa “Tập huấn Quản lý và đánh giá Rủi ro thiên tai, rủi ro Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng” từ ngày 01/8 đến ngày 06/8/2022.

         Đến dự với lớp tập huấn:

          - Cô: Nguyễn Lan Anh Giảng viên trung ương - dự án GCF

          - Chị: Trần Ngọc Khánh Ni đại diện đơn vị tổ chức, thuộc trung tâm phát triển Nông thôn Miền Trung - Đại học Nông lâm Huế

          - Cùng toàn thể 30 học viên là nhóm hỗ trợ kỹ thuật và nhóm cộng đồng của xã Hương Thọ.

          Chương trình tập huấn và đánh giá của chúng ta gồm 6 ngày, 3 ngày tập huấn tại Hội trường UBND xã Hương Thọ gồm 30 người trong nhóm hỗ trợ kỹ thuật và nhóm cộng cồng theo quyết định của UBND xã. Sau đó sẽ có 10 người  trong nhóm hỗ trợ kỹ thuật đi kiểm chứng thông tin với người dân tại 2 cụm thôn cho 80 người tại cộng đồng dân cư (buổi sáng 1 cụm 4 thôn phía Bắc, buổi chiều 1 cụm 4 thôn phía Nam), còn 2 ngày nhóm 10 người sẽ tổng hợp thông tin, viết báo cáo và họp với lãnh đạo để báo cáo kết quả.

         I. Thảo luận thống nhất với lãnh đạo xã và các ban ngành các nội dung:

          1. Hương Thọ thường bị ảnh hưởng bởi 3 loại hình thiên tai chính là Bão, lũ lụt, hạn hán và ảnh hưởng BĐKH là nhiệt độ trung bình thay đổi; Lượng mưa thay đổi bất thường gây ra ngập lụt.

          2. Năng lực PCTT và TƯBĐKH của địa phương ở mức độ: Trung bình (53,71%  -  Căn cứ bảng tổng hợp hiện trạng năng lực về PCTT, TƯBĐKH - B15)

          3. Tình trạng dễ bị tổn thương của địa phương ở mức độ: Thấp  (19,83 %  -  Căn cứ bảng tổng hợp tình trạng dễ bị tổn thương - B16 )

          4. Rủi ro thiên tai, rủi ro BĐKH đã được người dân 2 cụm thôn, nhóm hỗ trợ kỹ thuật và nhóm cộng đồng xếp hạng theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 16 như sau:

- Nguy cơ thiệt hại  về người khi có bão xảy ra

- Nguy cơ thiệt hại về rừng khi có bão, hạn hán

- Nguy cơ thiệt hại về lúa, hoa màu khi thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra

- Nguy cơ thiệt hại về nhà ở khi có bão, lụt

- Nguy cơ trẻ em bị đuối nước

- Nguy cơ thiệt hại cây ăn quả khi thiên tai xảy ra

- Nguy cơ thiệt hại hệ thống điện khi có bão

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường sau thiên tai

- Nguy cơ đội xung kích, cán bộ phòng chống thiên tai bị đe doạ đến tính mạng khi đi   làm nhân viên cứu hộ, cứu nạn

- Nguy cơ thiệt hại đường giao thông khi ngập lụt

- Nguy cơ gián đoạn kinh doanh, hư hỏng hàng hoá khi thiên tai xảy ra

- Nguy cơ thiệt hại về gia súc gia cầm  khi thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra

- Nguy cơ thiệt hại công trình thuỷ lợi khi bị ngập lụt

- Nguy cơ thiệt hại nhà văn hóa, ủy ban nhân dân khi có bão

- Nguy cơ thiệt hại trường học khi có bão

- Nguy cơ thiệt hại chợ khi có bão

          5. Các giải pháp GNRR: Qua phân tích nguyên nhân, nhóm HTKT và nhóm cộng đồng thảo luận với người dân xác định được 37 giải pháp GNRR; Sau đó đã lựa chọn 10 giải pháp có tính khả thi cao để cho điểm xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 10 như sau:

- Tập huấn kỹ năng phòng chống thiên tai (PCTT), nâng cao nhận thức cho người dân về PCTT&BĐKH

- Tổ chức sơ tán người dân ở các nhà bán kiên cố, thiếu kiên cố đến nơi an toàn khi có bão cấp 10 trở lên

- Tổ chức tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ rừng

- Nâng cáo kiến thức, tập huấn cho người dân về cây trồng để chăm sóc, phòng chống thiên tai

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức, kiến thức về phồng chống đuối nước

- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ cây ăn quả trên địa bàn xã.

- Tổ chức các công tác phòng chống trước thiên tai và chặt cây, tỉa cành trước mùa mưa bão

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về vệ sinh môi trường

- Tập huấn kỹ năng cho lực lượng cứu hộ cứu nạn

- Tổ chức lắp đặt các biển báo trên đường giao thông

II. Một số ý kiến tổng quan

- Được sự quan tâm của Ban quản lý dự án GCF và Tỉnh Thừa Thiên Huế, xã Hương Thọ đã được lựa chọn để thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”. Hôm nay, được nghe báo cáo tóm tắt về tình hình thiên tai, Biến đổi khí hậu của xã do nhóm Hỗ trợ kỹ thuật và nhóm cộng đồng trình bày, Báo cáo tổng hợp đầy đủ thông tin, đầy đủ nội dung, khái quát được tổng thể về đánh giá rủi ro thiên tai, rủi ro biến đổi khí hậu của xã nhà, Tôi hoàn toàn đồng ý với những nội dung trong bản báo cáo mà nhóm hỗ trợ kỹ thuật đề xuất.

- Mặc dù lớp tập huấn tổ chức trong thời điểm công việc của xã rất bận rộn, đặc biệt đúng vào thời gian xã có lễ hội tôn giáo rất quan trọng. Tuy nhiên các học viên đã rất cố gắng để tham gia đầy đủ các buổi tập huấn. Chỉ trong 6 ngày vừa tập huấn vừa đánh giá, với sự hướng dẫn của các giảng viên, nhóm Hỗ trợ kỹ thuật đã tổng hợp đầy đủ thông tin dữ liệu của xã và các thôn, đây cũng là cơ hội để xã rà soát lại thông tin số liệu một cách tổng thể, quy về một mối, xã sẽ lưu trữ và cập nhật hàng năm. Đặc biệt lớp tập huấn và đánh giá RRTT-DVCĐ đã nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn và nâng cao nhận thức cho người dân về PCTT, BĐKH, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy để triển khai tốt các hoạt động sắp tới.

          - Căn cứ báo cáo đánh giá trên, nhóm hỗ trợ kỹ thuật của xã sẽ tiếp tục cập nhật số liệu hàng năm, để tham mưu cho lãnh đạo xã phương án ứng phó với từng loại thiên tai và lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo đúng quy định của luật PCTT.

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Văn Hải
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 797.298
Truy cập hiện tại 4.415