Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hương Thọ: Thông báo chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020- 2021
Ngày cập nhật 28/01/2021

Căn cứ Công văn số 234/UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân nhân thị xã Hương Trà về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020- 2021.

Thông báo số 56/TB-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2021 về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021 trên địa bàn xã Hương Thọ.

 

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2020-2021 và hạn chế ảnh hưởng do mưa rét, các đối tượng sinh vật phát sinh gây hại trong thời gian tới. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, Ủy ban nhân dân xã Hương Thọ thông báo tăng cường sản xuất, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh. Tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021

 - Đẩy nhanh tiến độ tiêu nước, làm đất để gieo cấy theo khung lịch thời vụ; Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để triển khai các phương án chống rét, úng khi có mưa lớn xảy ra; tu bổ, gia cố các tuyến đê bao ngăn ngập úng, đê đập nội đồng để bảo vệ diện tích lúa đã gieo cấy.

 - Nông dân bón lót phân lân, kali trước khi gieo cấy để tăng cường khả năng chống rét mạ, lúa đã gieo sạ, giữ nước trong ruộng để giữ ấm cho mạ trong điều kiện thời tiết mưa rét; không bón phân đạm urê, phun thuốc bảo vệ thực vật trong những ngày mưa rét (khi nhiệt độ ngoài trời <18oC), nếu lúa bị chết do ngập úng, rét cần tiến hành cấy dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết nắng ấm. Tăng cường kiểm tra giám sát đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý ngay đầu vụ, nhất là bệnh đạo ôn lá trên các giống nhiễm (Nếp, NN4B, X21, Xi23,...). Đồng thời phát động phong trào diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế tích lũy gia tăng mật độ.

 - Nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhân rộng các mô hình quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPM), mô hình 3 giảm 3 tăng, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý gốc rạ sau thu hoạch, phòng trừ sinh vật gây hại,… nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

2. Đối với cây rau màu các loại, hoa, ngô, lạc, đậu các loại, khoai lang,…: Tranh thủ thời tiết tạnh ráo làm đất, chuẩn bị giống để gieo trồng đảm khung lịch thời vụ. Chăm sóc, bón phân, che chắn bằng lưới, nylon để bảo vệ diện tích đã gieo trồng. Không gieo trồng các loại cây rau màu, ngô, hoa, … trong thời gian mưa rét. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Đối với cây sắn: Làm đất chuẩn bị gieo trồng niên vụ 2021. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn giống sắn đưa về trên địa bàn nhằm ngăn chặn buôn bán giống không rõ nguồn gốc để xử lý theo qui định. Tuyệt đối không sử dụng các cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá làm hom giống. Tăng cường kiểm tra sau khi trồng nhằm phát hiện bệnh khảm lá sắn để nhổ bỏ tiêu hủy hạn chế lây lan trên diện rộng.

4. Đối với cây cao su và cây ăn quả

- Tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục các diện tích bị ảnh hưởng do bão lụt, chăm sóc để cây hồi phục; xây dựng kế hoạch trồng mới, trồng dặm hoặc chuyển sang cây trồng khác trên diện tích cao su đổ ngã thiệt hại >70% và diện tích cây ăn quả bị chết để tăng thu nhập hạn chế để đất trống gây lãng phí. Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng để trồng.

- Vệ sinh vườn, thu gom cành lá, chồi non nhiễm bệnh, cỏ dại để tiêu huỷ, hạn chế nguồn bệnh tồn tại trên vườn.

Tập tin đính kèm:
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 860.770
Truy cập hiện tại 50