Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hương Thọ: Tăng cường chỉ đạo quản lý, phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Hè Thu 2022
Ngày cập nhật 20/07/2022

Thực hiện Công văn số 530/PKT-NN ngày 14/7/2022 của Phòng Kinh tế thành phố Huế về việc tăng cường chỉ đạo quản lý, phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Hè Thu 2022.

UBND xã Hương Thọ ban hành Thông báo số 982/TB-UBND ngày 20/7/2022 về việc Tăng cường chỉ đạo quản lý, phòng trừ sinh vật gây hại lúa vụ Hè Thu 2022. Với các nội dung cụ thể sau:

          Theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, trong tháng 7/2022 chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây hiệu ứng Phơn nên ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông tạo điều kiện nóng ẩm thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, nhện gié, bọ phấn, bệnh khô vằn, thối thân thối bẹ, bệnh lem lép hạt, ... tiếp tục phát sinh phát triển tích lũy, gia tăng mật độ và tỷ lệ hại nếu không tích cực điều tra theo dõi, quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

          Để quản lý, phòng trừ các đối tượng gây hại kịp thời hiệu quả, bảo vệ sản xuất lúa vụ Hè Thu 2022. UBND xã Hương Thọ đề nghị tập trung thực hiện một số nội dung sau:

          1. HTX nông nghiệp Hương Thọ

          Hướng dẫn nông dân bón thúc đòng cân đối lượng phân NPK, điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển tốt, chuẩn bị phương án chống hạn, nhất là vùng cao, vùng không chủ động nước, vùng ven đầm phá,... Tăng cường điều tra phát hiện, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại, diễn biến thời tiết để chỉ đạo biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời; không chủ quan để các đối tượng sinh vật gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa.

          2. Tập trung phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại sau

          - Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Dự kiến sâu non nở từ ngày 18-28/7/2022, gây hại trên lúa đang giai đoạn làm đòng - trổ, cần tăng cường điều tra, đánh giá mật độ, diện phân bố, khoanh vùng để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao (giai đoạn làm đòng-trổ >20 con/m2), khi sâu tuổi 1-3 bằng các loại thuốc có hoạt chất như Chlorantraniliprole, Ememectin benzoate, Chlorfenapyr, Metaflumizone,...

          - Đối với nhện gié: Cần tăng cường các biện pháp canh tác như vệ sinh bờ ruộng để hạn chế nơi cư trú của nhện, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe; kiểm tra kỹ và phát hiện sớm nhện gây hại trên gân lá, bẹ lá, cổ lá để chỉ đạo phun trừ nơi có tỷ lệ hại > 5% bằng các loại thuốc có chưa hoạt chất Hexythiazox, Febutatin, Sufur, Quinalphos,….

          - Đối với bệnh khô vằn, thối bẹ lá đòng: Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ khi bệnh mới chớm xuất hiện, nhất là trên các chân ruộng chua phèn, gieo sạ dày, ruộng thấp trũng, tù đọng nước, bón phân thiếu cân đối, bón nặng đạm, ruộng bị bệnh gây hại nặng hàng năm,... phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin, Hexaconazole, Difenoconazole, Propiconazole,… chú ý phun kỹ vào ổ nấm bệnh để hạn chế lây lan.

          - Bệnh lem lép hạt lúa: Điều tiết nước hợp lý, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa để hạn chế hạt lép lững; phun phòng bệnh lem lép hạt khi lúa trổ vè thưa (3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 5-7 ngày), lựa chọn các loại thuốc có tác dụng phòng bệnh lem lép hạt và trừ bệnh khô vằn, vàng lá, thối bẹ lá đòng,... có chứa các hoạt chất như như Difenoconazole, Propiconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Hexaconazole,... để hạn chế bệnh phát tán lây lan trên diện rộng.

          - Đối với chuột: Tăng cường tổ chức diệt chuột bằng mọi biện pháp như bẫy kẹp, bẫy dính, đánh bắt thủ công, sử dụng thuốc diệt chuột sinh học để hạn chế thiệt hại do chuột gây ra vào giai đoạn lúa làm đòng-trổ chín.

          - Tiếp tục điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác như rầy các loại, bọ phấn,... để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao có khả năng có ảnh hưởng đến quá trình phân hóa đòng và hình thành gié, hạt, cần giữ nước trong ruộng đảm bảo giai đoạn lúa làm đòng – trổ chín (chỉ rút nước trước khi thu hoạch 7-10 ngày). Chỉ đạo phun phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại vào buổi chiều mát, phun đảm bảo lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích và đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”. Sau khi phun phòng trừ tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả phòng trừ để có biện pháp chống tái nhiễm.

          3. Tổ chức thực hiện

          - HTXNN Hương Thọ căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại hại cây lúa; tổ chức vận hành, điều tiết nước tưới tiêu đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu năm 2022.

          - Đài truyền thanh xã thông báo liên tục, rộng rãi trên hệ thống truyền thanh.

          - Thôn trưởng lồng ghép và thông báo rộng rãi trên địa bàn thôn.

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Văn Hải
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 863.730
Truy cập hiện tại 74