Thực hiện Kế hoạch số 3473/KH-UBND ngày 11/6/2021 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện công văn số 4340/UBND-QH ngày 22/7/2021 của UBND thành phố về việc thực hiện nội dung kết luận đồng chí Bí thư Thành ủy tại buổi làm việc với Đảng ủy, HĐND, UBMTTQ VN xã và các Đoàn thể xã Hải Dương; theo đó, tại mục II chỉ đạo phòng Quản lý Đô thị rà soát lại các phường, xã mới sáp nhập vào Thành phố, đối với các địa bàn nào yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải thực hiện cấp phép theo quy định. Đối với địa bàn không thực hiện cấp phép, tham mưu UBND Thành phố ban hành Quy chế về những chuẩn mực thống nhất và ổn định trong quản lý xây dựng, đảm bảo yêu cầu quản lý đô thị.
Thực hiện Chỉ thị số 60/CT-UBND ngày 23/8/2021 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.
Qua nghiên cứu, rà soát quy hoạch và các quy định liên quan về cấp giấy phép xây dựng; Phòng Quản lý Đô thị có ý kiến như sau:
1. Các căn cứ pháp lý có liên quan:
a) Về quy hoạch đô thị:
+ Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009;
+ Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
+ Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ ban hành về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
+ Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
+ Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-Ttg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
+ Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ xây dựng về ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
b) Về xây dựng:
+ Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
+ Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
+ Căn cứ Nghị định 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng;
+ Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án ĐTXD và các thông tư hướng dẫn liên quan;
+ Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
+ Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 17/6/2020;
+ Căn cứ Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 và Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 28/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Về quản lý trật tự xây dựng:
+ Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Căn cứ Điều 33 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Căn cứ Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Căn cứ Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
+ Căn cứ Thông tư 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
+ Căn cứ Quyết định số 76/2018/QĐ-UBND ngày 29/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Các nội dung cụ thể cần quan tâm, lưu ý:
2.1. Quản lý quy hoạch:
a) Đối với Quy chế quản lý kiến trúc đô thị:
Ngày 11/8/2021, Phòng Quản lý Đô thị đã có Công văn số 2038/QLĐT-QH về việc đề nghị nghiên cứu và áp dụng Quy chế Quản lý kiến trúc đô thị trong quản lý trật tự xây dựng tại các địa phương mới sáp nhập, theo đó đã đề nghị các địa phương nghiên cứu Quyết định số 1743/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó UBND tỉnh đã ban hành bổ sung Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Huế đối với 13 phường, xã sáp nhập vào thành phố Huế; trong đó, các đơn vị căn cứ các mục của Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, các khu vực có ký hiệu như sau:
Khu vực Hương An (B4), Thuận An (B5), Phú Thượng (B6), Thủy Vân (B7), Hương Vinh (C4), Hương Hồ (D5), Phú Mậu (E1), Phú Thanh (E2), Phú Dương (E3), Hương Phong (E4), Hải Dương (E5), Hương Thọ (E6), Thủy Bằng (E7).
b) Đối với việc cung cấp hồ sơ, bản vẽ quy hoạch trên địa bàn thành phố Huế:
Ngày 03/8/2021, Phòng Quản lý Đô thị đã có Công văn số 1939/QLĐT-QH về việc về việc cung cấp tài liệu, hồ sơ quy hoạch cho các phường xã trên địa bàn thành phố Huế, theo đó, Phòng Quản lý Đô thị đã cung cấp cho các đơn vị các quy hoạch:
+ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
+ Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương.
Trên cơ sở các quy hoạch đã cung cấp, đề nghị UBND các phường, xã căn cứ để theo dõi công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai trên địa bàn.
2.2. Quy định về việc cấp Giấy phép xây dựng:
a) Các công trình được miễn cấp Giấy phép xây dựng:
+ Các công trình được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i của khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020. Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i của khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp, ủy quyền tại khoản 3 Điều này trước 03 ngày làm việc để quản lý
b) Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng:
+ Thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
+ Đối với trường hợp xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng chưa có quy hoạch: Thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 20 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
+ Đối với công trình Quảng cáo nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của Quốc lộ: Phải có văn bản chấp thuận của Tổng cục đường bộ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
c) Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
+ Đảm bảo các điều kiện được quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020.
+ Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ hiện hữu trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật: Hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, hàng không; hành lang bảo vệ đập đê, kè, hành lang cây xanh xung quanh sông, kè, ao, hành lang an toàn điện và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác theo quy định của pháp luật mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di dời các công trình, nhà ở riêng lẻ đó ra khỏi khu vực nêu trên thì không được cho phép cơi nới, mở rộng, xây dựng mới và nâng tầng, chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo nhưng không làm tăng quy mô diện tích, cấp công trình.
d) Các khu vực được miễn cấp phép xây dựng (do nằm ngoài ranh giới quy hoạch chung):
Hiện nay trên địa bàn các UBND phường, xã sáp nhập vào thành phố chưa được lập quy hoạch đô thị (Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết). Do đó, đề nghị UBND các phường, xã trong phạm vi các quy hoạch nêu tại mục 1 để quản lý đất đai, xây dựng đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Riêng đối với xã Hương Phong và xã Hải Dương và một phần các xã Thủy Bằng, xã Hương Thọ và phường Hương Hồ không thuộc phạm vi đồ án quy hoạch chung (Quy hoạch chung thành phố Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 và điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 27/11/2020) thì kế thừa quy hoạch Nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong thời gian lập quy hoạch đô thị.
Cụ thể như sau:
- Đối với xã Hải Dương, xã Hương Phong: không nằm trong phạm vi quy hoạch chung được miễn cấp giấy phép xây dựng.
- Đối với xã Thủy Bằng:
+ Các khu vực thuộc một phần phía Nam các tờ bản đồ số 17, 18, 19 và thuộc các tờ bản đồ từ số 20 đến tờ số 37 không thuộc phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế được miễn cấp giấy phép xây dựng.
+ Các khu vực nằm trong phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế thuộc các tờ bản đồ từ số 01 đến tờ số 16 và một phần thuộc phía Bắc các tờ bản đồ số 17, 18, 19 nằm trong phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế, phải thực hiện việc cấp phép theo đúng quy định.
- Đối với xã Hương Thọ:
+ Các khu vực thuộc các tờ bản đồ số 11, 17, 20, 21, 24 đến 29, 51, 53, 56 đến 60, 64 đến 70, 73 đến 77, 80 đến 88 không thuộc phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế được miễn cấp giấy phép xây dựng.
+ Các khu vực nằm trong phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế thuộc một phần các tờ bản đồ số 10, 12, 15, 19, 22, 23, 48, 50 đến 52, 54, 63 và các tờ bản đồ còn lại không trùng các số tờ bản đồ nêu trên nằm trong phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế, phải thực hiện việc cấp phép theo đúng quy định.
- Đối với phường Hương Hồ:
+ Các khu vực thuộc các tờ bản đồ số 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 30, 36, 44, 45, 56, 57, 58 và 59 không thuộc phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế được miễn cấp giấy phép xây dựng.
+ Các khu vực nằm trong phạm vi đồ án chung thành phố Huế thuộc một phần phía Tây các tờ bản đồ số 10, 11, 26, 31, 37, 46 và các tờ bản đồ còn lại không trùng các số tờ bản đồ nêu trên nằm trong phạm vi đồ án quy hoạch chung thành phố Huế, phải thực hiện việc cấp phép theo đúng quy định.
- Đối với các địa phương còn lại: gồm phường Thủy Vân, phường Hương An, phường Thuận An, phường Phú Thượng, xã Hương Vinh, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh, xã Phú Dương thuộc phạm vi đồ án chung thành phố Huế, phải thực hiện việc cấp phép theo đúng quy định.
2.3. Về quản lý trật tự xây dựng:
Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.
- Nội dung cần lưu ý trong công tác quản lý:
Đối với công trình được cấp GPXD: Kiểm tra sự tuân thủ các nội dung của GPXD đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan; cụ thể:
+ Quá trình kiểm tra cần tập trung phát hiện các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng như:
+ Quản lý quá trình xây dựng đúng với chức năng sử dụng đất (đất giao thông, đất công cộng, đất ở, đất nông nghiệp, đất cây xanh, mặt nước…);
+ Đảm bảo tuân thủ quy định quản lý: Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình (số tầng, chiều cao tầng), cốt nền, độ vươn của bộ phận công trình (ban công, lô gia…);
+ Đảm bảo hành lang an toàn giao thông , hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Đường (đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường đô thị); an toàn cầu, cống; an toàn đường sắt, đường thủy và đường thủy nội địa, đường không; an toàn lưới điện (500kV, 220kV;110kV…),…
+ Quản lý, bảo vệ mốc giới các đồ án quy hoạch đã được cắm trên thực địa;
+ Không vi phạm khoanh vùng bảo vệ các khu vực, công trình di tích lịch sử - văn hóa – cảnh quan thiên nhiên…
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tránh các trường hợp lấn chiếm đất đai, mặt nước tự nhiên, thay đổi các đặc điểm địa hình khác, ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị.
- Đối với công trình được miễn GPXD: Kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp GPXD đối với công trình thuộc đối tượng miễn GPXD; cụ thể:
+ Phải phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan
+ Đảm bảo hạn mức đất ở theo quy định đối với từng khu vực (bao gồm cả công trình xây mới và công trình hiện hữu)
+ Kiểm tra, xác minh rõ nguồn gốc sử dụng đất; đảm bảo không xây dựng lấn chiếm đất công, xây dựng trên đất không phải là đất ở (đất vườn, nông nghiệp, ao hồ…)
+ Kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
+ Kiểm tra đảm bảo không vi phạm chỉ giới, hành lang bảo vệ… nêu tại mục công trình được cấp GPXD nêu trên.
Ngoài ra, đề nghị lưu ý căn cứ nội dung Quy chế Quản lý kiến trúc đô thị thành phố Huế (được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1743/QĐ-UBND ngày 16/7/2021) để hướng dẫn cho người dân thực hiện xây dựng nhà ở phù hợp với quy định. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thì vẫn hướng dẫn thực hiện cấp Giấy phép xây dựng.
3. Quy định về thời gian xử lý vi phạm hành chính:
Thực hiện theo công văn số 1982/UBND-TTXD ngày 05/4/2021 của UBND thành phố quy định về thời gian tham mưu, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; văn bản có đính kèm theo phụ lục quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Cụ thể như sau:
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc (40 giờ), kể từ ngày tiếp nhận thông tin và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
+ Đối với những trường hợp xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố: UBND Phường, Đội Quản lý Đô thị: 08 giờ làm việc (01 ngày); Đội Quản lý Đô thị: 16 giờ làm việc (02 ngày); Chuyên viên Văn phòng, lãnh đạo UBND Thành phố: 16 giờ làm việc (02 ngày).
+ Đối với những trường hợp xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh: UBND Phường, Đội Quản lý Đô thị: 08 giờ làm việc (01 ngày); Đội Quản lý Đô thị: 08 giờ làm việc (01 ngày); Chuyên viên Văn phòng, lãnh đạo UBND Thành phố: 8 giờ làm việc (01 ngày); Chuyên viên Văn phòng UBND Tỉnh, lãnh đạo UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế: 16 giờ làm việc (02 ngày).