Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chào mừng kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027
Ngày cập nhật 30/03/2022
Ảnh Hoạt động Hội LHPN xã

Chào mừng kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, hướng đến 47 năm ngày giải phóng quê hương đất nước.

Phụ Nữ Hương Thọ với di sản văn hóa

Chào mừng kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, hướng đến 47 năm ngày giải phóng quê hương đất nước.

Một trong những chuỗi hoạt động mà Hội LHPN xã Hương Thọ hướng đến đó là: Tuyên truyền, giáo dục, phát huy giá trị đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán Huế nói chung và xã Hương Thọ nói riêng; đồng thời  tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm quảng bá, tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam và tiếp tục lan toả mô hình“Phụ nữ Huế - Đồng hành cùng Sắc tím”.

Có lẽ khi nói về Huế, mọi người sẽ nghĩ ngay tới một thành phố di sản, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá, với những cung điện, đền đài, lăng tẩm mang hơi thở cổ kính và truyền thống của một thời huy hoàng xưa kia. Nhưng không chỉ có vậy, khi nói đến Huế là nói đến một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và nhiều lễ hội độc đáo. Cùng với đó là nét đẹp trầm lắng, dịu dàng, bình yên của cảnh quan và con người nơi đây đã khiến nó trở nên đặc biệt và thu hút. Có câu hát rằng:

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt

Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được

Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”…

Đó là những câu từ dành để nói về tình cảm của những ai đã từng đặt chân tới Huế. Sức hút của Huế không nằm ở sự sôi động, náo nhiệt mà chính sự lặng lẽ, nên thơ và rất đỗi oai hùng đã đi sâu vào lòng người. Để rồi ai cũng phải sững lại trước nét đẹp ấy, đó chính là tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Huế. là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân, nghệ sĩ và là món quà lưu niệm đậm đà bản sắc. Trải qua nhiều thăng trầm, tà áo dài xứ Huế vẫn mang trong mình những giá trị riêng và cả những câu chuyện về văn hóa Huế nói chung, Hương Thọ nói riêng.

Hương Thọ - là xã thuộc thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 12km về phía Tây, là xã bán sơn địa, có cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, hùng vỹ nhưng rất đỗi nên thơ; là nơi có nhiều cảnh quan đẹp như: núi Kim Phụng, núi Thiên Thọ, núi Cẩm Kê…, là nơi hợp lưu hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch của sông Hương; đây cũng là nơi có nhiều sản vật nức tiếng gần xa như: Thanh Trà, Bưởi Cốm, chuối Cau Quảng (nguồn gốc là chuối Ngự ở làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam). Đặc biệt, nơi đây 9 vị chúa và hai vị vua đầu Triều Nguyễn chọn làm nơi yên nghỉ.

Để gìn giữ những giá trị văn hóa của áo dài truyền thống, Hội LHPN xã Hương Thọ đã tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ mặc áo dài trong các ngày lễ, Tết, hội nghị, các ngày đầu tuần… và xem đây là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm phát huy truyền thống, văn hóa, trang phục của người phụ nữ Việt Nam. Ngay từ đầu năm 2022 Hội đã trao đã tặng 20 bộ áo dài đồng phục cho các chị Ủy viên BCH,CHT, CHP đồng thời vận động toàn thể hội viên phụ nữ trên địa bàn xã sắm cho mình 1 bộ áo dài để mặc trong các ngày lể lớn của quê hương, đất nước.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, Hội tổ chức dâng hương viếng lăng Trường Thái của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, toạ lạc ở thôn La Khê Trẹm, xã Hương thọ, thành phố Huế.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát sinh năm 1714, là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chu và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư. Ông là vị chúa thứ 8 trong 9 đời chúa Nguyễn kéo dài từ giữa thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18. Không chỉ có công đưa áo dài cả nam và nữ vào chế độ y quan trong triều để sau này vua Minh Mạng đã nâng lên thành quốc phục thống nhất cả Đàng trong và Đàng ngoài

Sau khi dâng hương viếng lăng Trường Thái, toàn thể chị em di chuyển về một trong những công trình lăng tẩm độc đáo nhất ở kinh thành Huế là Lăng Gia Long tọa lạc tại thôn Định Môn.

Lăng Gia Long nằm ở vùng núi hẻo lánh nhưng đây vẫn là địa điểm thu hút khách du lịch đến tìm hiểu công trình lịch sử và cảnh quan thiên nhiên bình dị. Lăng Gia Long được xây dựng trên núi Thiên Thọ Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, xung quanh bao bọc hoàn toàn là sông nước. Quần thể lăng tẩm tọa lạc tại vùng núi Thiên Thọ được chia thành 42 ngọn đồi, trong đó Lăng Gia Long được xây trên ngọn đồi cao nhất. Đường vào lăng toàn bộ là những bóng thông xanh mát. Nơi đây được ví là con đường lãng mạn nhất so với các lăng mộ khác. Xung quanh lăng mộ là hồ sen bung nở vào mùa hè rất bình dị. Từ lăng mộ, bạn có thể nhìn thấy những con đường khúc khuỷu bên dưới, những đàn trâu đang gặm cỏ phía xa xa. Khung cảnh ở đây đậm chất Huế thân thương và mộc mạc.

Đến với Hương Thọ dạo quanh một vòng các lăng tẩm ở nơi đây, bạn sẽ phát hiện ra mỗi lăng sẽ mang một màu sắc, một nét đẹp, một phong cách kiến trúc rất riêng. Nếu như lăng Gia Long được ví như một quang cảnh thiên nhiên bình dị thì lăng Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo. Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu lăng tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Kê, thôn La Khê Bãi cách trung tâm thành phố Huế 12km. Lăng Minh Mạng nằm ở vị trí thuận lợi, có núi, sông hồ vô cùng thoáng đãng. Công trình có kiến trúc uy nghi, chuẩn mực nhất dưới thời nhà Nguyễn và là điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm, chiêm ngưỡng trong hành trình du lịch Huế

Và một trong những quần thể di tích cố đô Huế, trên địa bàn xã Hương Thọ  có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Điện Hòn Chén ngoài giá trị là một nơi phục vụ tín ngưỡng, tâm linh tôn linh tôn giáo mà nó là một trong những điểm thu hút khách tham quan. Chính kiến trúc của đền cùng với dòng sông, làng mạc, núi non, tạo nên cho bức tranh của điện Hòn Chén thêm hữu tình.

Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Để bảo tồn và phát huy di sản giá trị văn hoá truyền thống vốn có. Hội LHPN xã muốn giới thiệu đến du khách, cộng động  biết đến nhiều hơn chiếc áo dài Huế và những di sản trên địa bàn xã Hương Thọ mà chẳng nơi nào có được, chúng ta phải  ý thức bảo vệ Di sản văn hóa của chính quê hương mình một cách tự nguyện và lâu dài. Đó chính là mục tiêu của bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản, văn hóa mà Hội LHPN xã Hương Thọ hướng tới cộng đồng.

 

.

 

Mai Ánh NGuyệt
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 861.151
Truy cập hiện tại 27