Năm năm qua, trong điều kiện có những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã, sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành thị xã, Đảng bộ và nhân dân toàn xã đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII đã đề ra.
Với tinh thần đó Kinh thế - xã hội xã nhà ngày càng phát triển cụ thể:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 19,04%, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 480 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt hằng năm đạt trên 932,7 tấn; giá trị sản xuất bình quân/1ha canh tác trên 51,56 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm đạt 0,873 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 38,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đến năm 2020 ước đạt 10,2%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực “Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ”, giá trị sản xuất của các ngành tiếp tục tăng so với nhiệm kỳ trước; có 14/18 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra đạt và vượt kế hoạch. Góp phần thúc đẩy hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới năm 2019.
1. Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chuyển biến tích cực
Toàn xã có 113 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng (tăng 02 cơ sở so với năm 2015). Giá trị sản xuất đến năm 2020 ước đạt 225,5 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng bình quân năm 15,2% và tăng 2,45 lần so với giai đoạn 2010-2015.
Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển tập trung vào khai thác đá xây dựng với 06 mỏ đá, các ngành nghề mộc, nề, cơ khí dần dần hình thành các tổ, nhóm. Lĩnh vực cưa xẽ gỗ rừng trồng được quan tâm đầu tư mở rộng, trên địa bàn xã có 13 cơ sở cưa xẻ gỗ. Từ đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Dịch vụ có bước phát triển khá toàn diện
Với địa thế núi, sông trùng điệp, liền kề Hương Thọ được xem là vùng đất cát địa. Chính vì vậy, nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa hết sức phong phú, ngoài Điện Hòn Chén còn có 11 lăng tẩm các đời chúa, đời vua nhà Nguyễn. Đây là tiềm năng, thế mạnh cho việc phát triển dịch vụ, du lịch của Hương Thọ. Vì vậy, đảng ủy đã tập trung chỉ đạo chính quyền làm tốt công tác phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế để quản lý, khai thác các di tích lịch sử triều Nguyễn, lễ hội điện Hòn Chén; tổ chức khai thác nguồn thu từ bãi trông giữ xe, các gian hàng lưu niệm tại lăng Minh Mạng; phối hợp với Đại học Wasade (Nhật Bản), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, Sở du lịch nghiên cứu, thử nghiệm tour du lịch sinh thái tìm hiểu lăng Gia Long với mong muốn du khách đến Huế có nhiều cơ hội hơn để trải nghiệm về các làng quê, di tích lịch sử và cuộc sống của người dân, đồng thời chuyển đổi sinh kế tăng thu nhập cho người dân; Chú trọng quảng bá loại hình du lịch cộng đồng, tập huấn cho nhân dân thôn Sơn Thọ cách làm du lịch cộng đồng tại địa phương. Giới thiệu quảng bá các sản phẩm của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham gia hội thảo phát triển hệ sinh thái du lịch do Câu lạc bộ khởi nghiệp Huế tổ chức nhằm giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư du lịch, dịch vụ trên địa bàn xã đến các nhà đầu tư.
Lĩnh vực dịch vụ được tập trung phát triển ở các điểm di tích, cầu Tuần và dịch vụ buôn bán lẻ, dịch vụ vận tải trong nhân dân, qua đó góp phần nâng tổng mức bán lẽ và doanh thu tăng lên đáng kể. Trong đó lĩnh vực thương mại phát triển mạnh với nhiều loại hình kinh doanh; giá trị sản xuất đến 2020 ước đạt 185,57 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng bình quân năm 23,1%.
3. Nông nghiệp phát triển ổn định
Giá trị sản xuất đến năm 2020 ước đạt 171,66 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng bình quân 18,33%/năm. Diện tích và năng suất gieo trồng hàng năm của một số loại cây trồng được duy trì ổn định.
Phong trào trồng rừng sản xuất trong nhân dân ngày một phát triển mạnh, theo hướng thâm canh đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhiều hộ dân từ xuất phát điểm đời sống kinh tế khó khăn đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng từ việc phát triển các mô hình kinh tế rừng. Công tác phòng chống cháy rừng được tăng cường. Trong 5 năm qua, trên địa bàn xã không có vụ cháy nghiêm trọng nào xảy ra.
Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục duy trì và ổn định; công tác thú y được quan tâm, đội ngũ cán bộ thú y được củng cố kiện toàn và hoạt động có hiệu quả, nhận thức của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đã được nâng lên; công tác tiêm phòng hàng năm đạt trên 85% số lượng đàn gia súc, gia cầm.
4. Văn hóa xã hội
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân được quan tâm, ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân được nâng lên; chất lượng công tác khám chữa bệnh của Trạm y tế từng bước được nâng cao; công tác tiêm phòng vắc xin cho trẻ dưới 6 tuổi được đảm bảo; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình đượcquan tâm. Xã tiếp tục được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã.
Thường xuyên quan tâm và làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Thường xuyên tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, bảo trợ xã hội, hộ nghèo vào các dịp lễ, tết.
5. Quốc phòng - An ninh
Quốc phòng - an ninh được giữ vững,