I. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) đến các ban, ngành, đoàn thể, xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan chưa được sâu sát và chưa ban hành Quyết định Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại UBND xã. Chỉ ban hành quyết định về quy chế chi tiêu nội bộ và lồng ghép một số nội dung về công tác quản lý sử dụng các tài sản công, sử dụng văn phòng phẩm, tiết kiệm điện, nước, bảo quản và sử dụng các tài sản tại cơ quan một cách có hiệu quả và tiết kiệm.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình THTK, CLP và việc THTK, CLP :
+ Tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại UBND xã đảm bảo theo các quy định pháp luật và của cấp trên.
+ Đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí: Nhìn chung việc thực hiện công tác tiết kiệm tại cơ quan còn nhiều hạn chế, quy định chế tài để xử lý các vi phạm chưa nghiêm, công tác sử dụng các tài sản công tại cơ quan làm việc cũng như sử dụng các dịch vụ công cộng như điện, nước, văn phòng phẩm, máy móc,trang thiết bị chưa thật sự tiết kiệm.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán về THTK, CLP: Tại đơn vị chưa thành lập đoàn tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị cũng như kết quả sử dụng vốn NSNN.
II. Tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Kết quả THTK, CLP cụ thể trong các lĩnh vực:
a) THTK, CLP trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ: Việc thực hiện trong công tác đối với các chế độ hội nghị, tiếp khách và công tác mua sắm tài sản công đảm bảo theo quy định pháp luật.
b) THTK, CLP trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN); trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia: Việc sử dụng và quản lý nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo theo đúng mục tiêu nguồn vốn, theo dõi và vàn lý tốt nội dung được bổ sung cho đơn vị
- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Không có.
- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo: Trong năm 2022, đã cử cán bộ của các ban ngành, đoàn thể đi tập huấn quốc phòng, nghiệp vụ chuyên môn đồng thời hỗ trợ các trường học trên địa bàn rà soát công tác phổ cập giáo dục, hỗ trợ trung tâm học tập cộng đồng hoạt động đảm bảo theo dự toán được phẩn bổ đầu năm và tiết kiệm từ nguồn đào tạo.
- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế: Thực hiện đảm bảo dự toán giao
- Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước: Tại địa phương chưa có tài khoản quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước.
- THTK, CLP trong một số trường hợp sử dụng NSNN: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; sử dụng điện, nước; sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí; tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm:
+ Chế độ tổ chức hội nghị tại địa phương chỉ đảm bảo chi cho công tác tổng kết công tác năm; tổng kết các chuyên đề; đại hội các cấp, các hội, đoàn thể; Các hội nghị có tầm quan trọng khác. Ngoài ra tại địa phương chỉ chi tiền nước cho các hội nghị bình thường.
+ Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Tại địa phương luôn hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng đào tạo CBCC về công việc lẫn chế độ hỗ trợ tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo.
+ Công tác sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, sửa chữa máy móc, trang thiết bị: trong năm 2022 được cân đối đmả bảo và tiết kiệm.
c) THTK, CLP trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước:
- THTK, CLP trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc được đảm bảo đúng theo quy định, định mức
- THTK, CLP trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc: thực hiện đảm theo nhu cầu sử dựng công nghệ thông tin, dịch vụ mạng trong cơ quan.
d) THTK, CLP trong đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng:
- THTK, CLP trong đầu tư xây dựng: cân đối đảm bảo nguồn đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở cơ quan làm việc, các công trình trường học, nhà văn hóa đảm bảo theo quy định.
- THTK, CLP trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp: thực hiện theo đúng công năng sử dụng không sử dụng vào các mục đíc khác.
đ) THTK, CLP trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
- THTK, CLP trong quản lý, sử dụng đất: quy hoạch dất và sử dụng theo đúng mục đích sử dụng đất tuy nhiên một số khu đất còn bị bỏ hoang do các điều kiện khách quan như đất thuộc các vành đai di tích, đất không màu mỡ, đất bị ảnh hưởng bởi các công trình đang thi công
e) THTK, CLP trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước:
- THTK, CLP trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước: thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong sử dụng thời giam lao động
2. Hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí:
- Số vụ việc lãng phí đã phát hiện: không
- Số vụ việc đã được xử lý: không
- Số người vi phạm và hình thức xử lý: không
3. Phân tích, đánh giá:
a) Đánh giá kết quả đạt được:
Đánh giá toàn diện kết quả đạt được trên các mặt chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội: việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo luật và văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên còn thiếu sót trong việc ban hành văn bản chỉ đạo, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
b) Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Việc xây dựng chương trình tiết kiệm cũng như xây dựng các văn bản chỉ đạo tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2022 chưa được thực hiện nên việc này còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện theo các tiêu chí mà chỉ thực hiện theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn của từng ngành như ngành tài chính, luật ngân sách,luật đầu tư công, luật đất đai...
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng, theo dõi và quản lý tài sản, công cụ, dụng cụ trong cơ quan cũng như sử dụng các dịch vụ công cộng chưa đảm bảo tiết kiệm do nhu cầu sử dụng tăng cao và ý thức thực hành tiết kiệm chưa được đặt lên hàng đầu.
Việc thống kê, theo dõi và quản lý sổ sách tất cả tài sản công, đất đai, tài nguyên trên địa bàn chưa thật sự khoa học và chưa khai thác hết nguồn lực. Nguyên nhân là do thiếu cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai, văn phòng thống kê.
c) Những kinh nghiệm rút ra.
Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, UBND xã rút ra các kinh nghiệm về khắc các mặt tồn tại được nêu để xây dựng phương trong công tác quản lý của năm sau.
(Có 2 mục lục kèm theo).
III. Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần tập trung triển khai thực hiện trong năm tiếp theo.
1. Phương hướng, nhiệm vụ
Cần xây dựng phương án tiết kiệm, chống lãng phí và lấy đó làm tiêu chí để thực hiện ngay từ đầu năm 2023.
2. Các giải pháp.
Xây dựng chi tiết từng nội dung cụ thể, từng ngành, từng công việc cụ thể để đảm bảo thực hiện công tác tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả đồng thời đảm bảo công tác quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
Từng tổ chức, nganh ngành, đôàn thể ký cam kkết thực hiện theo phương án đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết về việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí về lao động, tài nguyên, ngân sách, tài sản....
IV. Đề xuất, kiến nghị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Kiến nghị về công tác chỉ đạo điều hành:
Đảng ủy, ủy ban cần có các văn bản điều hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 đồng thời theo dõi, đánh giá đúng theo chương, chỉ tiêu đã được ban hành và cam kết của từng tập thể, cá nhân./.