Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
KẾ HOẠCH Về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023
Ngày cập nhật 27/02/2023

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ; Kế hoạch số 1047/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Huế về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023; Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân tại địa phương.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương; kịp thời giải quyết những bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân; phát huy tính dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; động viên, tập hợp sức mạnh, tinh thần đoàn kết của Nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023.

2. Yêu cầu

- Căn cứ tình hình thực tiễn, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay, sáng tạo ở cơ sở; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Người đứng đầu chính quyền địa phương chủ trì và chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương theo đúng phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng””, góp phần xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa chính quyền với Nhân dân.

 

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung và tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trọng tâm là: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động đảm bảo hiệu quả.       

2. Xây dựng, ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy định, quy chế theo quy định của pháp luật

- Tăng cường việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước về dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan trên các lĩnh vực hoạt động, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó:

- Lãnh đạo chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch trong điều hành của chính quyền và đề cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, tiêu cực và những hành vi xâm hại tới quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực thi có hiệu quả, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tiếp tục tăng cường công tác tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước theo quy định và phù hợp với thực tiễn từng địa phương, địa bàn thôn xóm.

3. Nội dung, hình thức triển khai thực hiện các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở

- Tổ chức công khai những nội dung mà theo quy định yêu cầu công khai để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân biết. Ngoài các nội dung theo quy định yêu cầu tổ chức công khai, cần mở rộng nội dung công khai theo tình hình thực tế.

- Tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

4. Đẩy mạnh công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tiếp xúc và đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn

- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các quy định của pháp luật (Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,...) về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Nhân dân.

- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy định pháp luật về đối thoại tại nơi làm việc theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, người đứng đầu chủ động tổ chức tiếp xúc, đối thoại theo từng nhóm lĩnh vực, từng khu vực, địa bàn, đối tượng khác nhau, ngoài ra có thể tổ chức tiếp xúc, đối thoại đột xuất khi cần thiết.

- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện các chính sách có liên quan đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo; tổ chức giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân ngay tại cơ sở, không để hình thành các “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh, trật tự.

5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, người lao động; trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền và Nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Người đứng đầu chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, đặc biệt trong công tác kiểm tra, giám sát; tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,, dân giám sát, dân thụ hương"; gắn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã HƯơng Thọ khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, người lao động để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm và đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm tiếp theo; tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu với cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân đúng quy định; xây dựng các cơ chế, điều kiện để cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân thực hành quyền dân chủ, tham gia đóng góp ý kiến, giám sát hoạt động của địa phương.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, nhất là cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính công; nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động; đổi mới công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hàng năm, lấy kết quả phục vụ và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

- Cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho địa phương về các chủ trương, chính sách, quy hoạch, đề án, nội quy, quy chế, quy định... Phát huy vai trò giám sát của cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hành dân chủ, chế độ, chính sách, quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến cá nhân, tập thể... Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của tập thể, kịp thời phát hiện những việc chưa đúng với chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật để phối hợp xử lý.

6. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; vận động Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, công đoàn cơ sở và các đoàn thể để tuyên truyền các nội dung quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến các cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội theo Quy định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quy định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/2/2018 của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động Nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện dân chủ cơ sở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng'’”; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phải thường xuyên đổi mới cách thức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân theo từng nhóm đối tượng; chủ động nắm bắt tình hình và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc, phức tạp để phối hợp tham mưu giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức tốt các cuộc đối thoại với Nhân dân.

7. Trách nhiệm, vai trò, vị trí của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng

Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, đối tượng giám sát, nội dung giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức thực hiện; tổ chức các hoạt động thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật và kế hoạch đề ra; phát huy vai trò, trách nhiệm đại diện cho cán bộ, người lao động và Nhân dân trong thực hiện giám sát tại cơ sở.

8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-Ct/TW, Kết luận số 120-KL/TW, Nghị quyết số 02-NQ/TU, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP , Chỉ thị số 16/CT-UBND và các quy định của pháp luật có nội dung liên quan đến dân chủ cơ sở. Đối tượng thanh tra, kiểm tra: các ban, ngành, cán bộ, công chức cấp xã, các đơn vị thôn xóm.

9. Sơ kết, tổng kết

Sơ kết công tác thực hiện Quy chế dân chủ 06 tháng, tổng kết 01 năm theo quy định. Hình thức: sơ kết, tổng kết bằng văn bản hoặc lồng ghép với hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Có báo cáo về cấp trên theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng UBND xã:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ thông tin, báo cáo 06 tháng (trước ngày 20/6/2023 hằng năm), 01 năm (trước ngày 30/10 hằng năm) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố (qua Phòng Nội vụ thành phố) và báo cáo về Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở xã. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở địa phương.

2. Công chức Văn hóa - xã hội:

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật, quy định về dân chủ cơ sở gắn với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương; giới thiệu và nhân rộng các điển hình, mô hình tiêu biểu trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước theo quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã:

Phối hợp với các ban, ngành, cán bộ, công chức có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát và tuyên truyền việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; tiếp tục hướng dẫn và có kế hoạch kiện toàn, nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2023. Yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể liên quan, cán bộ, công chức và các đơn vị liên quan nghiêm túc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về UBND xã để xin ý kiến chỉ đạo cấp có thẩm quyền./.

 

Tập tin đính kèm:
Lê Văn Nghi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 490.230
Truy cập hiện tại 102